Người theo dõi

Translate

Bài viết mới nhất

5 nguyên tắc tiết kiệm tiền mà người giàu cũng áp dụng, Học hỏi và áp dụng ngay thôi !

Một kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ giúp bạn tích lũy được một khối tài sản kha khá. Khi bạn thực hiện 5 nguyên tắc sau đây. Nguyên...

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Nhờ Covid-19 mà tôi nhận ra được bài học lớn về cách quản lý tiền

 Bài học từ 5 triệu đồng trả nợ giữa Covid-19

Tôi bất ngờ được bạn chuyển khoản trả 5 triệu đồng mượn đã lâu và nhận ra nó giá trị như thế nào...

Hai, ba tháng nay nguồn tiền xoay xở trong gia đình tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Chi tiêu trở về với đúng nghĩa đen của nó tức là cả nhà ngồi không chẳng làm gì, chỉ ăn uống và tiêu tiền cho ăn uống.

Nhìn thấy tài khoản nhận lương giảm dần từ 30 triệu xuống 20 triệu rồi 10 triệu, rồi 3 triệu đồng, nỗi bồn chồn trong lòng tăng lên theo số tiền vơi đi. Lúc bình thường, tài khoản này vừa để nhận lương, vừa để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình. Số tiền trong tài khoản hầu như ít khi nào thấp hơn 10 triệu đồng. Bởi khi vừa nhận lương xong, tôi chuyển một ít vào tài khoản tiết kiệm, số còn lại để xài dần đến cuối tháng, đó cũng là lúc được "bơm máu" trở về.

>>> 5 Vấn đề hiện tại đã và dang xảy ra khi dịch bệnh ngày càng phức tạp

Nhưng mấy tháng nay công ty cho nghỉ tạm, không thu nhập, số tiền bạn gửi trả đúng lúc này khiến tôi nghĩ mãi và càng thấm thía hơn câu nói mà thường ngày có đôi lúc dùng nhưng chưa thực sự hiểu hết ý: Một miếng khi đói, bằng một gói khi no.

Rồi tôi đặt câu hỏi, 5 triệu đồng - số tiền không nhỏ nhưng cũng chẳng lớn "đắt giá" thế nào vào giữa mùa dịch? Đó là số tiền này giúp tài khoản của tôi tăng lên hơn 9 triệu đồng và nó giúp tôi củng cố sự an tâm hơn một chút. Lúc bình thường, có lẽ 5 triệu đồng chẳng là gì, bởi lý do này khiến tôi ngại đòi. Nhưng bây giờ, 5 triệu đồng đem lại cảm giác an toàn hơn cho tôi.

Nghe qua có vẻ nghịch lý, 5 triệu đồng vẫn là 5 triệu đồng, cũng cùng một người, nhưng đặt vào hai hoàn cảnh khác nhau, cảm nhận về giá trị của số tiền sẽ to nhỏ khác nhau.

Bây giờ hầu như cả gia đình chi tiêu dè sẻn và cắt giảm mọi thứ đến mức tối đa. Theo tâm lý học, có lẽ tôi và nhiều người khác cũng đang rơi vào cơ chế phòng thủ để chủ động đối phó trước với những khó khăn, biến cố trong cuộc sống. Nhưng thật lạ, chúng ta chỉ hình thành cơ chế này khi rơi vào tình cảnh khó khăn. Còn lúc bình thường ít người lại nghĩ xa đến như vậy.

Rồi tôi lại nghĩ vào lúc bình thường, có lương đều đặn, tôi có thể bỏ ra số tiền mười mấy triệu đồng để mua điện thoại, vài chục nghìn đồng uống ly cà phê, ăn một bát phở 50 nghìn đồng, một buổi cà phê tán dóc với bạn cũng tốn tiền trăm và nhiều khoản chi có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Rồi tôi hối hận và nghĩ, nếu biết trước thế này, thì lúc xưa đã tiết kiệm và tiết kiệm hơn.

Đọc một số bài viết về các bạn trẻ than thở rằng đi làm lương hai, ba chục triệu mỗi tháng vẫn không tiết kiệm được đồng nào, tôi nhận thấy có một vấn đề đó là nhiều người chúng ta giỏi kiếm tiền nhưng hầu như chẳng ai biết cách xài tiền cho đúng.

Tôi nghĩ sau này khi bình thường trở lại và kiếm được tiền như lúc trước. Mỗi lúc muốn tiêu tiền vào thứ gì đó, tôi sẽ nhớ đến câu hỏi: Năm triệu đồng đắt giá giữa mùa dịch ra sao để răn đe bản thân.

Quốc Khanh chia sẻ

>>> Xem Những thói quen hàng ngày có thể tăng tiền điện mà bạn không biết
>>> Xem Đại dịch đã làm thay đổi các quy tắc tài chính cá nhân của mọi người chúng ta như thế nào ? 
>>> Xem 10 CÂU NÓI "CHẠM TỰ ÁI" BẮT BẠN PHẢI NGHĨ ĐẾN THÀNH CÔNG
>>> Xem LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC?
>>> Xem Cách chi tiêu thông minh và tiết kiệm được nhiều hơn nếu bạn biết điều này !
>>> Xem  8 mẹo tiết kiệm đơn giản đến bất ngờ, biết rồi không thể không làm


1 nhận xét: